Triển khai WAF bảo vệ ứng dụng web

Hiện nay, triển khai Web Application Firewall (WAF) được sử dụng rộng rãi trong các tổ chức, doanh nghiệp để tăng cường bảo mật hệ thống. 


Với các chức năng đặc thù đảm bảo bảo mật ứng dụng web, WAF là một phần quan trọng trong các giải pháp bảo mật mạng, liên tục tích hợp chức năng, cũng như triển khai trên Cloud giúp giảm chi phí vận hành, giảm thời gian triển khai và cung cấp khả năng mở rộng linh hoạt hơn.


Một số chức năng tích hợp cùng WAF:


  • - Tích hợp với các công cụ bảo mật khác cung cấp một giải pháp bảo mật toàn diện hơn như tích hợp với hệ thống phát hiện xâm nhập (IDS) và phòng thủ chống DDoS (Distributed Denial of Service) để phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công mạng.

  • - Tích hợp với các hệ thống tự động để có thể tự động phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công như sử dụng machine learning hoặc AI để phát hiện các cuộc tấn công mới và phản ứng nhanh chóng để ngăn chặn chúng.

  • - WAF được tích hợp vào quá trình phát triển phần mềm DevOps để đảm bảo rằng ứng dụng được phát triển với các tính năng bảo mật tích hợp và được bảo vệ trước các cuộc tấn công.

  • - WAF sẽ được tối ưu hóa để hỗ trợ các ứng dụng đa nền tảng và đa thiết bị, bao gồm cả các thiết bị di động và IoT.

  • - Tích hợp WAF với các công nghệ khác như SSL/TLS offloading, tạo chữ ký số và giám sát mạng để cung cấp một giải pháp bảo mật toàn diện hơn.

WAF được triển khai dưới 2 hình thức:


- Triển khai tại On-Premise: WAF được triển khai trực tiếp tại hệ thống mạng để bảo vệ các ứng dụng web và cơ sở dữ liệu.


Triển khai hoặc sử dụng dịch vụ trên Cloud: WAF được triển khai dựa trên đám mây để bảo vệ các ứng dụng web được lưu trữ trên đám mây hoặc ứng dụng tại hệ thống khách hàng.

 

 

Quá trình triển khai WAF bao gồm các bước sau:


  1. Đánh giá nhu cầu bảo mật: xác định mức độ bảo mật của hệ thống và nhu cầu đáp ứng của giải pháp WAF trên thị trường.

  2. Lựa chọn WAF phù hợp: Tùy thuộc vào nhu cầu của tổ chức, cần lựa chọn WAF phù hợp với hệ thống mạng và ứng dụng web của tổ chức.

  3. Cấu hình WAF: Sau khi lựa chọn WAF, quản trị viên cần cấu hình WAF để bảo vệ các ứng dụng web của tổ chức. Cấu hình WAF bao gồm các thông tin về thiết lập môi trường mạng, các phương thức HTTP, các kịch bản tấn công, vv.

  4. Đào tạo nhân viên: Đào tạo nhân viên quản trị WAF để họ có thể quản lý và xử lý các sự cố bảo mật.

  5. Kiểm tra và hiệu chỉnh: Kiểm tra và hiệu chỉnh WAF để đảm bảo rằng WAF hoạt động chính xác và đáp ứng yêu cầu bảo mật của hệ thống.

  6. Theo dõi và cập nhật: Quản trị viên cần theo dõi và cập nhật WAF thường xuyên, đảm bảo WAF luôn đáp ứng bảo mật trước các mối đe dọa mới nhất.

 

Tìm kiếm
Quảng cáo